Những cách chữa bệnh xương khớp bạn nên đọc

Những cách chữa bệnh xương khớp bạn không nên chủ quan và cần được phát hiện sớm:

Bệnh xương khớp dễ mắc nhưng khó điều trị dứt điểm, các phương pháp hiện nay chỉ giúp giảm đau và phục hồi vận động. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể được cải thiện đến 80 – 90%.

Đối với bệnh xương khớp, ngoài việc khám lâm sàng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu, yếu tố viêm hoặc xét nghiệm miễn dịch, đồng thời chẩn đoán bằng hình ảnh (chụp X-Quang, MRI, siêu âm…).

Hiện nay, có 3 cách chữa trị bệnh cơ xương khớp phổ biến được nhiều người áp dụng gồm: Tây y, Đông y và dân gian. Dưới đây là thông tin chi tiết về các biện pháp được bác sĩ Tuấn chỉ ra.

Những cách chữa bệnh xương khớp đạt hiệu quả cao mà chúng tôi đã chắc lọc bao gồm:

Chữa bệnh xương khớp bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ thảo dược tự nhiên quen thuộc, có sẵn trong vườn nhà như: lá lốt, ngải cứu trắng, cà tím, cỏ trinh nữ, gừng, đu đủ, mật ong….

  • Bài thuốc từ lá lốt: Phơi khô 1 nắm lá lốt, sau đó cho vào nồi cùng 2 bát nước. Đun cho đến khi nước còn ½ bát. Uống khi nước còn ấm, sử dụng hàng ngày sau bữa ăn tối.
Lá lốt có tác dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả
  • Lá ngải cứu trắng: Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, cho vào chảo rang nóng cùng 1 chút muối hột. Để hỗn hợp vào miếng vải mỏng, sau đó đắp lên vùng xương khớp tổn thương.
  • Rễ cây trinh nữ: Rửa sạch rễ cây, thái mỏng, tẩm rượu và cho vào nồi sắc cùng 400ml nước. Đun đến khi nước còn 100ml thì ngưng. Uống hỗn hợp ngày 2 lần.

Chữa đau nhức xương khớp bằng mẹo dân gian có ưu điểm an toàn, lành tính, nguyên liệu rẻ, dễ kiếm và thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với một số bệnh xương khớp ở giai đoạn nhẹ do sử dụng thảo dược đơn lẻ. Mặt khác, phương pháp này hiệu quả thấp, bệnh dễ tái phát và trở nặng.

Điều trị xương khớp bằng Tây y

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà mọi người có thể lựa chọn một trong các biện pháp Tây y sau:

Điều trị bằng thuốc

Với những trường hợp cấp tính, các bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp một số loại thuốc đặc trị bệnh xương khớp sau:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol…
  • Thuốc Corticosteroids: Prednisolone, Dexamethazone, Methylprednisolone…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Ibuprofen, Celecoxib, Piroxicam, Naproxen…
  • Thuốc giãn cơ: Decontracyl, Myonal, Mydocalm…
  • Vitamin nhóm B
Thuốc Tây y giảm triệu chứng nhanh nhưng có thể ảnh hưởng gan, thận, dạ dày

Thuốc Tây y có ưu điểm giảm đau nhanh, tiện lợi sử dụng. Tuy nhiên thuốc dễ gây tác dụng phụ như đau dạ dày, chóng mặt, mệt mỏi, suy thận… Nếu lạm dụng có thể gây nhờn thuốc. Do đó, thuốc tân dược chỉ được kê ngắn ngày và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ xương khớp, giúp người bệnh giảm đau và phục hồi vận động. Một số biện pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay gồm: Chườm nóng, chiếu laser, tia hồng ngoại, sóng ngắn trị liệu, sóng siêu âm, điện nhiệt…

Phẫu thuật

Với những trường hợp bị bệnh xương khớp nặng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật. Có thể kể đến một số phương pháp phẫu thuật phổ biến như: Mổ nội soi, thay khớp nhân tạo, mổ đĩa đệm, cắt xương sửa trục….

Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến khích, bởi chi phí tốn kém và rủi ro cao. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng, chảy máu sau mổ, bệnh vẫn có khả năng tái phát trở lại.

Chữa xương khớp bằng Đông y

Y học cổ truyền là phương pháp được nhiều bệnh nhân tìm đến khi việc điều trị bằng Tây y không có hiệu quả. Để chữa bệnh xương khớp, Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược, kết hợp với châm cứu, bấm huyệt.

Bài thuốc Đông y dành cho bệnh nhân xương khớp

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp kết hợp nhiều loại thảo dược tự nhiên được sơ chế, cân đo đong đếm theo tỉ lệ phù hợp. Thuốc có tác dụng diệt trừ căn nguyên gây bệnh, mạnh gân cốt, phục hồi xương khớp bị tổn thương. Đồng thời nâng cao chức năng tạng phủ, tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa tái phát.

Thuốc Đông y gồm thuốc nam (sử dụng nguyên liệu trong nước) và thuốc bắc (các bài thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc). Trong đó thuốc nam được tin tưởng sử dụng hơn vì phù hợp với cơ địa người Việt.

Các loại cây thuốc nam thường sử dụng trong các bài thuốc chữa xương khớp gồm: dây đau xương, phòng phong, vương cốt đằng, diệp hạ châu, tơ hồng xanh…

Những cách chữa bệnh xương khớp
Những cách chữa bệnh xương khớp
Thuốc Đông y được gia giảm theo tỷ lệ phù hợp, mang lại hiệu quả điều trị cao và lâu dài

Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả cao và lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài do thuốc phát huy tác dụng chậm.

Châm cứu, bấm huyệt

Đây là phương pháp dùng tay và kim châm tác động vào các huyệt đạo, dây thần kinh xung quanh vùng xương khớp tổn thương. Giúp giảm đau, giảm viêm, thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng vận động…. Thông thường, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt sẽ được sử dụng kèm với bài thuốc Đông y để mang lại hiệu quả tối ưu.

Contact Me on Zalo
Call Now Button